Bản vẽ kỹ thuật là gì? Các loại bản vẽ kỹ thuật phổ biến

Khi thiết kế hoặc thực hiện chế tác bất cứ sản phẩm cơ khí dù nhỏ hay lớn đều cần tới bản vẽ kỹ thuật. Vậy nó là gì? Tại sao bản vẽ kỹ thuật lại có tầm quan trọng đến vậy trong kỹ thuật cơ khí. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Khái niệm bản vẽ kỹ thuật là gì?

bản vẽ kỹ thuật - ảnh 2

Bản vẽ kỹ thuật được dùng làm tiền đề hiện thực hóa ý tưởng

Bản vẽ kỹ thuật được sử dụng để kỹ sư hiện thực hóa các ý tưởng bằng hình ảnh 2D hoặc 3D. Bản vẽ kỹ thuật sẽ tạo dựng hình ảnh chi tiết cơ khí một cách kỹ càng nhất theo tỷ lệ và kích thước thật. Từ đó, việc chế tạo thực tế bằng máy móc sẽ chuẩn xác với ý tưởng gần như tuyệt đối.

Sử dụng bản vẽ kỹ thuật để làm gì?

Bản vẽ kỹ thuật là không thể thiếu để hiện thực hóa các chi tiết cơ khí từ ý tưởng. Bản vẽ sẽ giúp bạn nắm được những điều còn chưa hợp lý trong ý tưởng của mình. Bên cạnh đó, bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm còn có thể cho bạn thấy được cách mà các chi tiết làm việc với nhau, từ đó giúp bạn có thể phát hiện được những điểm bất hợp lý trong cách chi tiết vận hành.

Ngoài ra, bản vẽ kỹ thuật sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về chi tiết kỹ thuật. Nhờ vậy mà khi chế tác, bản vẽ chỉ cần được cung cấp cho người điều khiển máy gia công là xong, giúp đơn giản hóa quy trình làm việc.

Xem thêm: Tổng hợp phần mềm thiết kế vẽ kỹ thuật cơ khí tốt nhất hiện nay

Phân loại bản vẽ kỹ thuật

bản vẽ kỹ thuật - ảnh 3

Bản vẽ có thể được phân loại tùy theo cách mà nó thể hiện

Dựa vào thứ được mô tả trong bản vẽ cũng như lĩnh vực mà nó được ứng dụng, người ta có thể chia bản vẽ kỹ thuật ra thành các loại như:

Bản vẽ cơ khí – Machine Drawing

Đúng như tên gọi, nó được sử dụng để mô tả các chi tiết hoặc tổng thể của một sản phẩm cơ khi.

Bản vẽ xây dựng – Concept Drawing

Bản vẽ xây dựng được ứng dụng xong lĩnh vực thi công công trình. Nó còn được gọi với cái tên là bản vẽ thi công công trình.

Bản vẽ tháo rời – Explosive Drawing

Bản vẽ tháo rời là bản vẽ thể hiện một chi tiết trong một sản phẩm kỹ thuật. Nó cho ta thấy hình dáng, vị trí và cách chi tiết hoạt động trong tổng thể sản phẩm.

Bản vẽ kết cấu – Structure Drawing

Đây là bản vẽ được sử dụng chủ yếu trong xây dựng. Nó cho ta thấy được các bước tuần tự để xây dựng nên công trình.

Bản vẽ chi tiết – Part Drawing

Bản vẽ chi tiết thể hiện đầy đủ đặc tính của chi tiết kỹ thuật. Nó có thể sử dụng để các thợ gia công tạo nên chi tiết.

Bản vẽ sơ đồ – Schema

Bản vẽ sơ đồ được sử dụng để thể hiện tổng quan một công trình, bảng mạch điện tử… Nó sử dụng các ký hiệu để tối giản hóa các chi tiết và công dụng của chúng, từ đó thể hiện kết cấu tổng thể một cách rõ ràng hơn.

Các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật

bản vẽ kỹ thuật - ảnh 5

Bản vẽ cần đảm bảo nhiều tiêu chuẩn riêng

Để tạo thành được một bản vẽ kỹ thuật, người ta có những tiêu chuẩn đặc biệt áp dụng chung cho mọi bản vẽ. Các tiêu chuẩn mà bạn cần nắm là:

Phép chiếu

Phép chiếu được sử dụng khi thể hiện chi tiết trên mặt phẳng 2D. Phép chiếu là phương thức thể hiện hình chiếu của vật thể. Hình chiếu là hình ảnh của vật trên màn chiếu khi và rọi ánh sáng vào.

Quy định về đường nét trong bản vẽ

bản vẽ kỹ thuật - ảnh 4

Mỗi dạng nét thể hiện cho mọt ý nghĩa khác nhau

Chiều rộng của nét vẽ

Trong bản vẽ kỹ thuật, bạn sẽ chỉ được sử dụng tối đa là 2 nét vẽ với chiều rộng khác nhau. Tuy vậy, chiều rộng của chúng phải nằm trong tỷ lệ 2/1.

Tiêu chuẩn trình bày khung bản vẽ và khung tên

Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, cách lề 5mm. Nếu cần dập thành quyển, lề được đóng ghim cần phải cách với cạnh tương ứng trên khung bản vẽ là 20mm.

Tiêu chuẩn về tỉ lệ

Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ lệ giữa kích thước các chi tiết trên bản vẽ và sản phẩm thực tế. Theo tiêu chuẩn TCVN 3-74, chúng ta có những tỉ lệ sau:

Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2 ; 1:2,5 ; 1:4 ; 1:5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1: 20 …. 

Tỷ lệ nguyên hình: 1:01

Tỷ lệ phóng to: 2:1 ; 2,5:1 ; 4:1 ; 5:1 ; 10:1 ; 15:1 ; 20:1 ….

Ứng dụng của bản vẽ kỹ thuật  

Bản vẽ kỹ thuật có thể được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các ngành nghề cần đến độ chính xác cao khi sản xuất hàng loạt. Ứng dụng của bản vẽ kỹ thuật có thể dễ dàng bắt gặp trong rất nhiều ngành nghề như xây dựng, gia công cơ khí, chế tạo máy…

Trên đây là những điều bạn cần biết về bản vẽ kỹ thuật và những yêu cầu đặc biệt khi thực hiện. Nếu có nhu cầu đặt hàng gia công cơ khí, hãy đến ngay với Thành Tiến. Chúng tôi sở hữu hệ thống máy móc gia công hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, chắc chắn sẽ mang đến những sản phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và giá thành tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến

Văn phòng giao dịch: Số 08,09 – NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội

Nhà máy sản xuất

Cơ sở 1: Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội

Cơ sở 2: CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Hotline: 0358.799.888

Điện thoại: 024 85 882 996

Email: sxtmtt@gmail.com

>>Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về gia công chi tiết máy – MỚI NHẤT

Cho mình 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích!