Thép mạ kẽm là gì? Các thông tin về thép mạ kẽm chi tiết nhất 2023

Thép mạ kẽm là một trong những vật liệu có tính ứng dụng rất cao và vô cùng phổ biến. Nó đóng một vai trò rất quan trọng  trong đời sống ngày nay. Vậy, thép mạ kẽm và gì? Làm sao để người ta tạo ra nó? Tất cả sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

Vậy mạ kẽm là gì?

Mạ kẽm chính là hành động phủ một lớp kẽm bên ngài chủ thể. Từ đó, vật được mạ sẽ tránh được những tác động của môi trường xung quanh, giúp nó gần như không bị oxi hóa.

Khái niệm thép mạ kẽm là gì?

Thép mạ kẽm 2

Thép được đưa vào bể mạ để nhúng nóng toàn bộ

Thép mạ kẽm là các sản phẩm thép hoặc phôi thép nguyên chất được mạ thêm một lớp kẽm ở bên ngoài. Do thép khi tiếp xúc với một trường rất dễ bị gỉ còn kẽm thì không. Do đó, thép khi được mạ kẽm sẽ giúp nó tránh được sự ảnh hưởng từ môi trường, giúp tăng độ bền lên rất nhiều.

Các phương pháp mạ kẽm thép

Người ta sẽ có 3 phương pháp để chế tạo ra thép mạ kẽm là mạ kẽm lạnh, mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân. Mỗi phương pháp sẽ có một cách làm khác nhau, cụ thể là:

  • Mạ kẽm lạnh: Phương pháp này phun phủ một lớp kẽm lên trên thép, tương tự như cách sơn truyền thống. Ưu điểm của nó là đơn giản, dễ làm và không ảnh hưởng đến hình dáng của thép.
  • Mạ kẽm nóng: Mạ kẽm nóng sẽ nhúng thép vào trong bể kẽm nóng chảy. Phương pháp này cho độ bền cao và tạo được bề mặt sản phẩm nhẵn rất thẩm mỹ.
  • Mạ kẽm điện phân: Để mạ kẽm điện phân, người ta sẽ cho chi tiết thép cần mạ vào bể chứa dung dịch kẽm và cho dòng điện chạy qua. Phương pháp này rất phù hợp với các chi tiết nhỏ khó mạ và cần độ bền cao.

Các bước mạ kẽm thép diễn ra như thế nào?

Thép mạ kẽm 3

Nhúng mạ kẽm đúng và đủ là bí quyết giúp sản phẩm mạ kẽm bền bỉ hơn

Mạ kẽm nóng là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để mạ kẽm nóng, người ta sẽ thực hiện lần lượt các bước sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt thép

Để tối ưu hóa sản phẩm sau khi mạ xong, bề mặt của thép sẽ được làm sạch kỹ càng bằng cách chà bằng máy hoặc thủ công. Việc vệ sinh bề mặt càng kỹ thì chất lượng thành phẩm càng cao.

Bước 2: Nhúng trợ dung

Trợ dung là dung dịch giúp loại bỏ các oxit sắt và mảng bám trên bề mặt của thép. Đồng thời, nó giúp thép tạo được một lớp phủ bảo vệ mỏng, giúp thép không bị oxi hóa. Sau khi nhung trợ dụng khoảng 30 giây, thép sẽ được bỏ ra để phơi khô.

Bước 3: Mạ kẽm nhúng nóng

Sau khi thép đã khô trợ dung, chúng sẽ được nhúng vào bể kẽm nóng ở nhiệt độ hơn 450 độ C. Phản ứng mạ kẽm sẽ được xảy ra và đến khi hoàn tất, sản phẩm sẽ được gạt bỏ kẽm thừa và chuyển sang bể cromat nhằm tạo lớp phủ bảo vệ ngoài.

Bước 4: Làm nguội và kiểm tra thành phẩm đã thực hiện

Thép được mạ xong sẽ được để nguội và kiểm tra thành phẩm. Lớp mạ cần đảm bảo độ dày, được đo thông qua các loại máy chuyên dụng. Nếu không đạt yêu cầu sẽ cần phải tiến hành xử lý lại từ bước mạ kẽm.

Ưu và nhược điểm của thép mạ kẽm

Mạ kẽm có rất nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên nó cũng đi kèm một vài hạn chế. Những ưu, nhược điểm của thép mạ kẽm là:

Ưu điểm 

  • Giá thành hợp lý
  • Độ bền ổn
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Giúp tiết kiệm chi phí bảo trì bảo dưỡng.

Nhược điểm

  • Nếu không xử lý tốt, thép mạ kẽm sẽ không đảm bảo tính thẩm mỹ, gây nên hiện tượng rỗ bề mặt.

Ứng dụng của thép mạ kẽm trong đời sống

Thép mạ kẽm 4

Các chi tiết mạ kẽm có độ bền cao

Thép mạ kẽm có tính ứng dụng cao, tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Sử dụng cho ống thông gió, đường ống dẫn nước, 
  • Sử dụng để tăng độ bền cho các phương tiện đường thủy như xuồng, bè, cano…
  • Ứng dụng sản xuất các chi tiết cho phương tiện giao thông đường bộ
  • Sản xuất đồ gia dụng như xô, chậu, giá đỡ, mái tôn…

So sánh thép mạ kẽm và thép không gỉ

Nhìn chung, thép mạ kẽm và thép không gì để phục vụ mục tiêu tăng độ bền cho sản phẩm nhờ việc chống ăn mòn. Nếu xét trên khả năng chống ăn mòn, thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn và độ bền bỉ cao hơn. Tuy vậy, thép mạ kẽm lại có giá thành hợp lý hơn rất nhiều. Độ bền của nó cũng rất tốt nếu được sử dụng với môi trường ẩm ướt, không có độ ăn mòn cao.

Thép mạ kẽm có dễ dàng bị gỉ sét hay không?

Thép mạ kẽm 5

Thép mạ kẽm chỉ rỉ khi lớp mạ bị bung

Thép mạ kẽm hoàn toàn không dễ bị gỉ sét nếu như được gia công một cách cẩn thận. Hiện tượng gỉ sét chỉ xuất hiện khi lớp mạ bị bong ra do thao tác làm sạch bề mặt không chuẩn và bước nhúng mạ chưa đúng kỹ thuật. Do đó, để thép mạ kẽm bền đẹp, bạn cần tìm đến những đơn vị gia công cơ khí chất lượng có hệ thống máy móc hiện đại mới đáp ứng được nhu cầu gia công.

Đơn vị cung cấp dịch vụ gia công thép mạ kẽm uy tín, chất lượng tại Hà Nội

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị mạ kẽm kim loại uy tín, chất lượng với giá hợp lý, hãy tới ngay với Thành Tiến. Chúng tôi sở hữu hệ thống máy móc hiện đại cùng các nhân sự lành nghề. Bên cạnh đó, các sản phẩm cũng được mạ theo tiêu chuẩn và quy trình đặc biệt, giúp sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng và độ bền bỉ.

Mọi chi tiết xin liên hệ ngay tới:

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến

Văn phòng giao dịch: Số 08,09 – NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội

Nhà máy sản xuất

Cơ sở 1: Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội

Cơ sở 2: CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Hotline: 0358.799.888

Điện thoại: 024 85 882 996

Email: sxtmtt@gmail.com

>>Có thể bạn quan tâm: Gia công cơ khí là gì? Tổng hợp các phương pháp gia công cơ khí?

Cho mình 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích!