So Sánh sơn tĩnh điện và sơn thường – Thành Tiến

Sơn tĩnh điện và sơn thường những điểm gì khác nhau? Đây ắt hẳn là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm tới và đặc biệt là khi sơn tĩnh điện ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Trong bài viết này, sẽ so sánh hai loại sơn này để bạn đọc thấy rõ hơn nhé!

Sơn tĩnh điện - Hình 1

Khái niệm sơn tĩnh điện và sơn thường

Sơn tĩnh điện là một loại sơn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để bảo vệ các bề mặt kim loại khỏi sự ăn mòn và oxy hóa. Ngoài ra, còn được gọi là như vậy bởi vì quá trình sơn này thường được thực hiện bằng cách sử dụng điện tĩnh, một phương pháp phun điện tĩnh, để làm sơn bám dính vào bề mặt kim loại.

Sơn thường là một loại sơn được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và dân dụng. Sơn thường thường được sản xuất bằng cách pha trộn các thành phần chính như nhựa, dung môi và các chất phụ gia khác để tạo ra một loại sơn có tính năng và độ bền phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể.

Phân loại sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện - Hình 2

Phân loại sơn tĩnh điện theo tính chất bao gồm 2 loại như sau:

Sơn tĩnh điện dạng khô hay còn được gọi là sơn bột. Đây là dạng phun trực tiếp không pha và được ứng dụng cho các sản phẩm bằng kim loại như nhôm, sắt thép, inox,…

Sơn tĩnh điện dạng ướt được pha bằng bột với dung môi hay nước. Ứng dụng sơn cho mọi sản phẩm bừng kim loại và nhựa gỗ.

Phân loại theo chức năng:

  • Bột Sơn Polyeste: Có độ bền cao và có khả năng chịu được ánh nắng mặt trời.
  • Bột Sơn Epoxy: Sử dụng nhằm tránh chống va đập, xói mòn và bám dính.
  • Bột Sơn Acrylic: Sử dụng để sơn ngoài trời
  • Bột Sơn Fluoropolymer: Sử dụng trên mọi bề mặt vật liệu với chi phí thấp.
  • Bột Sơn hybrid (Epoxy-Polyester)

Nguyên lý làm việc của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện - Hình 3

Sơn tĩnh điện được phủ lên bề mặt của vật liệu bằng một loại súng vô cùng đặc biệt. Khi bột sơn đi qua súng phun tĩnh điện sẽ được đun nóng với tích điện dương tại đầu kim phun. Tiếp đó, đi qua kim phi rồi di chuyển theo điện trường để tới vật liệu sơn đã được tích điện âm.

Sau đó, nhờ vào lực hút giữa các ion điện và bột sơn sẽ từ từ bám vào quanh vật liệu sơn. Tuy nhiên, phương pháp này giúp cho bột sơn rải đều xung quanh vật liệu. Đồng thời, có thể di chuyển vào tất cả các bề mặt bị khuất.

Quy trình phun sơn tĩnh điện cho sản phẩm tại Thành Tiến

Sơn tĩnh điện - Hình 4

Xử lý về mặt sản phẩm

Sản phẩm trước khi phun sơn đều cần xử lý bề mặt thật sạch sẽ. Việc xử lý bề mặt kim loại sẽ giúp cho sản phẩm loại bỏ được mọi các dầu mỡ bám, gỉ sét. Công đoạn này vô cùng quan trọng giúp lớp sơn được bám dính tốt, mịn và có tính thẩm mỹ.

Sấy khô trước khi phun

Khi bề mặt được xử lý qua bể hóa chất cần sấy khô. Tuy nhiên, bề mặt thép mỏng thì quá trình phơi khô tự nhiên sẽ diễn ra nhanh chóng, đơn giản hơn. Vì quy trình sấy khô có 2 phương pháp là sấy bằng khò nóng hoặc sấy khô riêng biệt.

Vào buồng phun 

Trong công nghệ phun này đều phải sử dụng tới súng phun hơi. Để có màu đậm nhật cần tùy thuộc vào lượng bột màu nhằm đảm bảo nước sơn ra thành phẩm hoàn hảo nhất. Trước khi tiến hành quy trình phun sơn tĩnh điện thì tất cả sản phẩm trước khi treo lên bằng tải phải được kiểm tra nghiêm ngặt qua nhiều mặt như bề mặt xử lý, bề mặt cơ khí, móc treo,…

Sấy định hình, hoàn thiện

Khi phun  xong sẽ đưa vào buồng sấy định hình. Công đoạn này giúp sơn bám chắc và đều màu hơn so với thông thường. Nhiệt độ sấy trong phòng được điều chỉnh để tương thích với mỗi loại sản phẩm và giúp cho sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Kiểm tra, đóng gói sản phẩm

Khi hoàn thành xong cần kiểm tra trước khi đóng gói và mang ra ngoài thị trường. Những yếu tố cần kiểm tra như độ bám dính, màu sắc và độ sơn phủ kín.

Quy trình đóng gói cần đảm bảo như xác định quy cách, chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn,…

Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong cuộc sống

Hiện nay, đa số các vật dụng trong cuộc sống đều cần phun sơn tĩnh điện. Thế nhưng, các sản phẩm này có thể sơn 1 phần hay toàn bộ và đều có đặc điểm chung là độ bền, đẹp hơn so với các sản phẩm cùng phân khúc khác mà không được sơn.

  • Sơn các loại cửa nhôm, sắt bởi cửa là một trong những vật dụng phải chịu được nhiều nắng, mưa và độ ẩm hay các tác động khác từ môi trường bên ngoài. Khi không được sơn hoặc sơn kém chất lượng thì cửa sẽ nhanh bị xuống cấp hơn. Do đó, đa số các loại cửa đều được phun tĩnh điện nhằm đảm bảo vẻ đẹp và kéo dài tuổi thọ.
  • Sơn các thiết bị dân dụng bao gồm sơn quạt, lò nướng,…
  • Sơn các linh kiện như nắp capo, tay nắm cửa, khung xe, vỏ xe, mâm xe, bộ tản nhiệt,…

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến

Địa chỉ:

VPGD: Số 08,09 – NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội

Nhà máy sản xuất :

Cơ sở 1 : Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.

Cơ sở 2 : CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường , Vĩnh Phúc.

Email: sxtmtt@gmail.com

Cho mình 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích!