Thang máy là một trong những thiết bị di chuyển qua lại giữa các tầng trong cùng một tòa nhà và được sử dụng phổ biến hiện nay. Do đó, cần được bảo dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. Trong bài viết này, Thành Tiến sẽ giới thiệu tới bạn đọc về quy trình bảo dưỡng thang máy chuyên nghiệp, đúng chuẩn kỹ thuật.
Nội dung bài viết
Quy trình bảo dưỡng, bảo trì thang máy tại Thành Tiến
Để thang máy hoạt động được một cách tốt nhất và kéo dài tuổi thọ thì việc bảo dưỡng cũng như bảo trì theo định kỳ thường xuyên là điều cần thiết. Ngoài ra, bảo trì còn giúp phát hiện ra sự cố hỏng hóc của thang máy. Từ đó, dễ dàng sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho người dùng.
Kiểm tra, vệ sinh buồng thang máy
- Đầu tiên, tiến hành kiểm tra điện áp nguồn cùng với các thiết bị đóng ngắt điện nguồn, kiểm tra lại xem đã đủ an toàn hay chưa.
- Tiếp đó, kiểm tra tủ điều khiển xe các thiết bị như quạt, aptomat, rơ le,… có bị hỏng hóc không và siết chặt lại các vít lẹp đầu dây điện cùng các thiết bị điện, đầu đấu.
- Kiểm tra cứu hộ xem chế độ nạp điệp có hoạt động tốt không và má phanh trái của động cơ có bị mòn không.
- Kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu trong hộp giảm tốc của thang máy đủ hay không, nếu không thì cần đổ thêm vào.
- Kiểm tra độ khít của trục và các thép, puly.
- Hạn chế tốc độ, công tắc điện và lẫy cơ
- Độ ẩm và nhiệt độ cùng mức độ thông thoáng của buồng máy
Kiểm tra phía bên trên của cabin và giếng thang
- Kiểm tra sự liên kết giữa các công tắc cùng giá đỡ và giá đỡ ray
- Kiểm ta các bu lông tại chỗ nối ray xem có bị lỏng hay không, nếu lỏng thì phải siết chặt lại.
- Kiểm tra độ căng của cáp thép
- Kiểm tra sự liên kết giữa các bộ phận dừng của gá và tầng, ray và giá.
- Kiểm tra chất lượng của dầu bên trong hộp cabin và hộp ray.
- Kiểm tra guốc trượt của cabin.
- Kiểm tra các đệm sao su
- Kiểm tra các công tắc
- Kiểm tra quạt thông gió
- Kiểm tra cáp treo quả đối trọng
- Kiểm tra khe hở của tầng cùng với độ thẳng đứng giữa các tầng.
Kiểm tra phía dưới cabin và đáy giếng thang
- Tiến hành kiểm tra các công tắc hạn chế hành trình dưới.
- Kiểm tra liên kết giữa giá đỡ, giữa giá dỡ và giữa công tắc với ray.
- Xem má phanh phải và má phanh trái ở dưới cabin xem có bị mòn hay không và có hoạt động tốt không.
- Điều chỉnh khe hở của má phanh mỗi khi không làm việc nhé.
- Xem xét guốc trượt dưới cabin và đối trọng.
- Tiến hành vệ sinh hộp chứa dầu bên dưới giếng thang, sau đó dọn dẹp lại khu vực đáy giếng sạch sẽ và khô thoáng nhất.
Bảo trì bên trong cabin
- Kiểm tra và xem xét lại đèn chiếu sáng, chuông cứu hộ, điện thoại nội bộ còn hoạt động tốt hay không.
- Kiểm tra bảng điều khiển ở bên trong cabin.
- Kiểm tra lại rãnh dẫn hướng cùng với sensor của cửa.
Bảo dưỡng, bảo trì ngoài cửa tầng
- Kiểm tra lại bảng điều khiển ở mỗi tầng xem còn hoạt động tốt không
- Kiểm tra rãy dẫn hướng
- Kiểm tra khóa cửa tầng
- Chạy thử thang máy để có thể kiểm tra tốt nhất xem có sự cố nào không.
Thực hiện bảo dưỡng, bảo trì thang máy theo định kỳ
Công việc bảo dưỡng thang máy cần được thực hiện hàng tháng để an toàn cho người sử dụng và kéo dài thời gian sử dụng cho thang máy
– những công việc cần làm khi bảo dưỡng
+ kiểm tra đèn và khả năng chống nước trong buồng máy
+ kiểm tra má phanh , động cơ máy , thêm dầu , máy kéo xem có hoạt động trơn tru mượt mà không
+ kiểm tra trong buồng thang máy xem cửa , các nút ấn tầng , nút báo động , đèn điện và vặn lại ốc vít
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến
Địa chỉ:
VPGD: Số 08,09 – NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
Nhà máy sản xuất :
Cơ sở 1 : Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.
Cơ sở 2 : CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường , Vĩnh Phúc.
Tư vấn & Báo giá dịch vụ thang máy mới nhất 2023. Xin liên hệ: 0392.799.888 (Mr. Nhân)
Email: sxtmtt@gmail.com