Máng cáp là một vật dụng được sử dụng để chứa và lắp đặt dây và cáp điện, đồng thời bảo vệ chúng khỏi tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng máng cáp có thể bị rỉ sét và mất đi tính thẩm mỹ. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền, việc lựa chọn và xử lý bề mặt máng cáp là điều vô cùng quan trọng. Vậy có những phương pháp nào để xử lý và kinh nghiệm trước khi tiến hành lắp đặt ra sao? Để tìm ra câu trả lời hãy cùng Thành Tiến tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tư vấn & Báo giá Thang Máng Cáp. Xin liên hệ: 0342 799 888 (Mr.Hùng) hoặc CHAT ZALO
Nội dung bài viết
Kinh nghiệm trước khi lắp đặt máng cáp
Không chỉ trong công đoạn lắp đặt máng cáp điện mà còn vô vàn hạng mục khác cần thực hiện trước khi lắp đặt. Nhằm đảm bảo quá trình tiến hành mọi hạng mục diễn ra một cách thuận lợi nhất.
- Lựa chọn những loại máng cáp tốt (phụ thuộc vào việc bạn lắp đặt trong nhà hay ngoài trời và môi trường làm việc)
- Lựa chọn máng cáp chất lượng để việc thi công diễn ra nhanh chóng và đảm bảo an toàn khi sử dụng
- Xác định vị trí lắp đặt hợp lý để tiết kiệm tối đa không gian
3 phương pháp xử lý bề mặt máng cáp thông dụng
Nếu bạn không có nhiều thời gian để có thể chờ xử lý bề mặt máng cáp thì Thành Tiến xin giới thiệu bạn
1. Sơn tĩnh điện
Ngày nay, máng cáp sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi bởi tính thẩm mỹ cao. Loại máng cáp này có ưu điểm vượt trội giúp bảo vệ an toàn cho hệ thống dây cáp điện tại các công trình ở trong nhà. Được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn bởi:
- Khả năng chống cháy nổ và chống ăn mòn cực cao
- Tiết kiệm khoảng không gian diện tích cho công trình
- Đa dạng màu sắc khác nhau để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng
- Tính an toàn cao nhờ sở hữu khả năng cách điện tốt
- Lắp ráp và vận chuyển một cách dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian thi công
- Chống cong vên và chịu lực cực tốt
2. Mạ kẽm nhúng nóng
Mạ kẽm nhúng nóng còn được gọi là ống thép tráng kẽm là quá trình duy nhất để có thể chống ăn mòn bằng cách ngâm trong bể kẽm nóng chảy với nhiệt độ lên tới 450 độ C. Do đó, phương pháp này thường mạ phủ cả bên trong lẫn bên ngoài vật liệu.
- Lớp mạ kẽm khó bong tróc và có độ bền nhất định
- Độ dày lớp mạ lên đến 50 µm
- Sử dụng được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như ở Việt Nam nước ta
Loại máng cáp mạ kẽm nhúng nóng này có độ bền cao và khả năng chống chịu tốt trước tác động khắc nghiệt của môi trường. Sử dụng để lắp đặt các hệ thống máng cáp ngoài trời nơi có tính ăn mòn cao.
3. Mạ kẽm điện phân
Mạ kẽm điện phân hay còn được biết đến với tên gọi là mạ điện phân hay mạ lạnh. Loại mạ kẽm này sử dụng hai dòng điện 2 chiều tạo kết tủa trên bề mặt của kim loại và nền một lớp kẽm mỏn, giúp ống thép chống gỉ, chống ăn mòn và tăng độ cứng cao. Phương pháp này không chỉ làm mất đi tính chất của vật liệu gốc mà không làm ảnh hưởng tới tính chất hành dạng của mạ.
Ưu điểm của máng cáp điện phân có lớp phủ độ bám dính cao với độ dày khoảng 15 – 20 micromet, lớp bảo vệ bên ngoài giúp chống lại các tác động của môi trường và ngăn chặn sự oxy hóa.
- Sở hữu khả năng chống gỉ, chống ăn mòn cao
- Lắp ghép các chi tiết được chặt chẽ và khít hơn
- Giá thành của máng cáp điện phân rẻ hơn so với các loại máng cáp khác
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến
Địa chỉ: VPGD: Số 08,09 – NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
Nhà máy sản xuất :
- Cơ sở 1: Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.
- Cơ sở 2: CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường , Vĩnh Phúc.
Liên hệ: 0342.799.888 (Mr.Hùng)
Email: sxtmtt@gmail. com