Trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, việc thiết kế và xây dựng hệ thống lối thoát nạn và cửa thoát hiểm chống cháy đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn và sự sống còn của những người có mặt trong tòa nhà trong trường hợp cháy nổ xảy ra. Để đáp ứng yêu cầu này, Thông tư 02/2021/TT-BXD đã đưa ra một số quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC cụ thể trong bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
Thực trạng thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy ở nước ta hiện nay
Xã hội ngày một phát triển, kéo theo đó cơ sở hạ tầng xây dựng ngày càng nhiều. Tại các thành phố lớn và các cơ sở sản xuất kinh doanh như: Quán ăn, quán bar, karaoke ngày một tăng cùng các trung tâm thương mại mọc lên khiến diện tích bị thu hẹp lại. Dẫn tới nhà cửa xây dựng lên san sát nhau, không có chỗ hở để thoát mỗi khi có sự kiện không mong muốn xảy ra.
Trước đây, người dân vẫn chưa quan tâm tới việc phòng cháy chữa cháy hoặc phòng rủi ro khi xảy ra cháy nổ. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh diện tích nhà ở khá hẹp, thậm chí có những gia đình sống trong chung cư không có sân vườn, và người dân không quan tâm đến việc xây dựng lối thoát hiểm và cửa thoát hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro cháy nổ.
Hiện nay, số lượng các vụ cháy nổ ngày càng gia tăng, đây là điều đáng báo động để người dân nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về phòng chống cháy nổ. Đồng thời, cần đưa ra những biện pháp bảo vệ bản thân trước những rủi ro cháy nổ. Chính vì những lý do đó đó, công tác phòng cháy chữa cháy ở nước ta hiện nay đang được người dân thực hiện một cách chuẩn chỉnh.
- Khi xây dựng nhà, người dân luôn đảm bảo xây dựng lối thoát hiểm và cửa thoát hiểm.
- Tại các chung cư và căn hộ, mỗi cá nhân đều trang bị bình cứu hỏa.
- Người dân tìm hiểu và tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, cách xử lý khi xảy ra cháy nổ.
Cơ quan chức năng ở một số địa phương tổ chức các buổi học về phòng cháy chữa cháy nhằm nâng cao kiến thức thực tế về phòng chống cháy nổ. Trong các buổi học này, người dân được tham gia vào các buổi diễn tập và được hướng dẫn về phản ứng khi xảy ra cháy nổ. Những buổi học này giúp người dân nắm vững kiến thức thực tế và biện pháp xử lý khi đối mặt với rủi ro cháy nổ.
Vai trò của cửa thoát hiểm chống cháy trong PCCC
Một trong những cách hiệu quả nhất trong công tác PCCC chính là xây dựng lối thoát nạn, cửa thoát hiểm. Lối thoát nạn và cửa thoát hiểm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng của người dân khi xảy ra cháy nổ.
– Được thiết kế với mục đích tạo ra lối thoát hiểm cho phép con người di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm theo hướng đã được chỉ định.
– Trong trường hợp không có lối thoát nạn hoặc cửa thoát hiểm, khi có cháy nổ xảy ra, con người sẽ không tìm được đường ra an toàn. Họ có thể bị mắc kẹt trong ngọn lửa và gặp nguy hiểm đến tính mạng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt tại các chung cư nơi không có không gian để di chuyển tự do.
– Cửa thoát hiểm là một loại cửa đặc biệt được thiết kế để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp như cháy nổ, khói ngạt, hoặc khí độc. Thông thường, cửa thoát hiểm luôn trong tình trạng đóng và chỉ được mở khi xảy ra sự cố như hỏa hoạn hoặc cháy nổ hoặc để kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cửa thoát hiểm sẽ dẫn dắt con người ra đường thoát hiểm, đảm bảo an toàn trong tình huống nguy hiểm.
– Cửa thoát hiểm là sản phẩm được thiết kế riêng để phục vụ việc thoát hiểm. Khi có cháy nổ xảy ra, con người được phép di chuyển một chiều từ hành lang ra cầu thang bộ thông qua cửa thoát hiểm. Tại các chung cư, trong trường hợp cháy nổ, con người sẽ tìm đến lối thoát.
Quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC
Quy định lối thoát nạn trong PCCC
Lối thoát hiểm chính là nối thoát đi được tạo ra với mục đích thoát ra một tòa nhà trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Được thiết kế và sử dụng tại các tòa nhà cao tầng, chung cư,… Khi xây dựng lối thoát hiểm cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định dưới đây:
- Lối thoát phải được đặt tại vị trí dễ tiếp cận
- Lối thoát phải có khu vực hoặc vị trí để đưa người ra bên ngoài trong tình huống khẩn cấp và đặt ở vị trí cố định.
- Lối thoát hiểm nằm trong sự kiểm soát của con người, bất kỳ khi nào có nhu cầu có thể di chuyển nhanh chóng.
- Cần quản lí tốt lối thoát hiểm và thường xuyên bảo trì
- Trong mỗi tầng của tòa nhà hoặc một phần nhà yêu cầu phải có từ 2 lối ra thoát nạn.
Quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC
Theo quy định tại mục 3.2.10 của Thông tư 02/2021/TT-BXD, cửa thoát hiểm phải được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cụ thể sau:
- Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ bên trong nhà ra bên ngoài.
- Quy định không quy định chiều mở của các cửa đối với các trường hợp sau đây: Các gian phòng nhóm F1.3 và F1.4; các gian phòng có sức chứa không quá 15 người, trừ các gian phòng hạng A hoặc B; các phòng kho có diện tích không vượt quá 200 m2 và không có người làm việc thường xuyên; các buồng vệ sinh; các lối ra dẫn vào các chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3.
Theo quy định tại mục 3.2.11 của Thông tư 02/2021/TT-BXD, cửa thoát hiểm phải tuân thủ các quy định chính như sau:
- Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để người dùng có thể mở cửa một cách tự do từ bên trong mà không cần chìa khóa.
- Trong các nhà có chiều cao phòng cháy chữa cháy lớn hơn 15m, các cánh cửa của các lối ra thoát nạn, trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa với kính cường lực.
THAM KHẢO: BẢNG BÁO GIÁ CỬA CHỐNG CHÁY MỚI NHẤT 2023
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến
Địa chỉ:
- VPGD: Số 8-9, NV27, Khu đô thị Lideco, Thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
Nhà máy sản xuất :
- Cơ sở 1 : Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.
- Cơ sở 2 : CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường , Vĩnh Phúc.
Hotline: 0334 799 888
Email: sxtmtt@gmail.com