Tìm hiểu về hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ là gì? Đây là một thuật ngữ mà chắc hẳn nhiều người mới tiếp cận với lĩnh vực này sẽ thắc mắc. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này và cách áp dụng trong đời sống, cùng Thành Tiến tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

Hệ thống điện nhẹ là gì?

Hệ thống điện nhẹ là một tập hợp các hệ thống công nghệ liên quan nhau, được thiết kế để quản lý và cung cấp tiện ích cho người sử dụng. Theo định nghĩa của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế, hệ thống điện nhẹ được gọi là ELV (Extra Low Voltage System) trong tiếng Anh, được xác định là bất kỳ hệ thống nào hoạt động ở điện áp không vượt quá 35V AC hoặc 60V DC.

Hệ thống điện nhẹ là gì?

Phân loại và cách thức hoạt động của hệ thống điện nhẹ

– Hệ thống Data & Tel: Dùng để duy trì kết nối của tòa nhà với bên ngoài.

– Hệ thống CCTV: Dùng cho camera quan sát, áp dụng trong lĩnh vực an ninh, giám sát công việc và phòng chống tội phạm.

– Hệ thống PA (Public Address): Là hệ thống âm thanh dùng để thông báo công cộng, truyền đạt thông tin và thông báo khẩn cấp.

– Hệ thống ACCESS CONTROL: Hỗ trợ quản lý ra vào cho công trình.

– Hệ thống FIRE ALARM: Phát hiện và cảnh báo cháy cho công trình.

– Hệ thống INTRUSION: Hệ thống chống trộm trong các công trình.

– Hệ thống BMS (Building Management System) hoặc BAS (Building Automation System): Quản lý toàn bộ tòa nhà, tích hợp các hệ thống quản lý và giám sát trạng thái nhằm tối ưu hóa sử dụng năng lượng.

– Hệ thống CAR PARKING: Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh và tự động.

– Hệ thống INTERCOM: Hệ thống liên lạc nội bộ, áp dụng trong chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe.

– Hệ thống LIGHTING CONTROL: Điều khiển đèn.

– Hệ thống MATV, CATV: Hệ thống truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp. Có thể sử dụng để nhận tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình.

Phân loại và cách thức hoạt động của hệ thống điện nhẹ

– Hệ thống AV (Audio Visual): Tích hợp hình ảnh và âm thanh trong các buổi thuyết trình, trình chiếu.

– Hệ thống mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN) và đường trục (Backbone).

– Hệ thống đăng ký xếp hàng (Queue system): Thường được sử dụng trong bệnh viện, ngân hàng.

– Hệ thống Âm thanh Hội nghị & Hội thảo: Bao gồm hệ thống hội thảo, có thể kết hợp dịch thuật trong các phòng hội nghị và trung tâm hội nghị quốc tế.

– Hệ thống Master Clock: Dùng để đồng bộ thời gian giữa các đồng hồ con và tất cả hệ thống trong công trình theo một thời gian chính xác. Hệ thống này thường áp dụng cho sân bay, trung tâm thể thao, bệnh viện, trường học.

– Hệ thống MPDP: Hiển thị màn hình ghép.

– Hệ thống FIDS (Flight Information Display System): Hiển thị thông tin chuyến bay, nhà ga, xe điện ngầm.

– Hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay, tàu điện: Áp dụng tại các sân bay và nhà ga tàu điện ngầm.

– Hệ thống nhà thông minh (Smart Home): Bao gồm hệ thống cảnh báo an ninh, giám sát, giải trí đa phương tiện, và chiếu sáng.

Ứng dụng hệ thống điện nhẹ trong đời sống

Hệ thống điện nhẹ đóng vai trò quan trọng trong nhiều công trình hiện nay, bao gồm cả tòa nhà và các dự án xây dựng khác.

Ứng dụng hệ thống điện nhẹ trong đời sống

Phân biệt điện nhẹ và điện năng

So sánh giữa điện nhẹ và điện nặng dựa trên thông số và tính năng, ta có:

– Tên tiếng Anh:

  • Điện nặng: Điện động lực – Main Power Supply System
  • Điện nhẹ: FLV – Extra Low Voltage System

– Chức năng:

  • Điện nặng: Điện nặng được sử dụng để cung cấp điện cho hoạt động sản xuất, chiếu sáng các khu vực sinh hoạt, cung cấp ổ cắm điện cho hệ thống chống sét, phân phối trực tiếp nguồn điện và phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác.
  • Điện nhẹ: Điện nhẹ được sử dụng để cung cấp điện cho chiếu sáng khu vực sinh hoạt, cấp phát điện hoạt động, phân phối trực tiếp nguồn điện, chiếu sáng sự cố, ổ cắm điện cho hệ thống chống sét, quản lí tòa nhà, mạng dữ liệu nội bộ (LAN, WAN), camera giám sát, âm thanh phục vụ và báo động, còi báo cháy và chống trộm, quản lí bãi đỗ xe, bộ truyền hình cáp, internet, vệ tinh theo dõi.

– Bộ phận cấp phát điện:

  • Điện nặng: Các tủ điện trung thế, hệ thống máy biến áp có điện hạ thế 24kV/0.4kV, tủ chức năng đóng cắt chính, tủ dùng đo lường, đồng hồ điện năng, cáp điện trung thế, cáp điện hạ thế, tủ báo cháy trung tâm tổng đài và điện thoại.
  • Điện nhẹ: Cục mạng nội bộ LAN, WAN, các đầu máy camera, CCTV cho công trình, đầu nối âm thanh, còi báo cháy, đầu thu và đầu phát âm thanh, đường truyền dây cáp, đèn điều khiển hệ thống giao thông, làm tín hiệu cho Tivi, máy chiếu, đầu lọc chất lượng hình ảnh full HD, máy tính và laptop.

Quy trình thi công hệ thống điện nhẹ

Quy trình thi công điện nhẹ chuyên nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai các công trình hiện nay. Để đảm bảo tính chính xác kỹ thuật và chi tiết, quá trình thi công lắp đặt điện nhẹ được thực hiện dưới đây:

Quy trình thi công hệ thống điện nhẹ

Đi ống điện âm tường và âm sàn bê tông

  • Xác định vị trí, chiều dài và độ rộng của đường cắt trên tường dựa trên bản vẽ. Sau đó, sử dụng máy cắt theo đường đã được đánh dấu.
  • Lắp đặt ống điện và đóng lưới tường theo hướng dẫn khi tường có nguy cơ nứt trong quá trình lắp đặt đường dẫn điện trong tường.
  • Đối với sàn bê tông, đặt các hộp nối vào vị trí đã được xác định và sử dụng ống điện để kết nối các hộp nối lại với nhau, tạo thành hệ thống đường dẫn ống dây điện cho các thiết bị.
  • Lưu ý rằng trong quá trình đổ bê tông, cần có người giám sát để tránh các sự cố như bẹp ống hoặc vỡ ống.

Lắp đặt hệ thống máng cáp

  • Xác định độ cao và vị trí lắp đặt giá đỡ máng cáp theo yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ thiết kế.
  • Tiến hành gia công giá đỡ máng cáp và lắp đặt các thiết bị vào vị trí đã được xác định trước. Khoảng cách giữa các giá đỡ máng thường nằm trong khoảng từ 1,3m đến 1,5m.
  • Tại các vị trí máng cáp xuống tủ, không nên cắt máng bằng cách thủ công để ghép tại vị trí chia ngả 3 hoặc 4 của hệ thống máng. Thay vào đó, sử dụng các phụ kiện như nối ren, tê, chữ thập… được chế tạo trước tại xưởng để tránh gây trầy xước cáp điện trong máng cáp.

Quy trình thi công hệ thống điện nhẹ

  • Kết nối các máng cáp với hệ thống đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng. Điều này tạo ra một hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.
  • Sau khi lắp đặt, tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống máng cáp để đảm bảo hoạt động ổn định và không có lỗi. Nếu phát hiện sự cố hoặc cần điều chỉnh, thực hiện các biện pháp sửa chữa và điều chỉnh cần thiết.

>>>Xem thêm: phụ kiện thang máng cáp bạn có thể cần đến

Đi dây điện

  • Xác định chiều dài cần thiết cho đoạn dây dựa trên yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ.
  • Sử dụng dây mồi để tiến hành kéo dây theo hướng dẫn trên bản vẽ.
  • Đánh dấu từng tuyến và sắp xếp dây theo màu sắc để dễ dàng nhận biết và lắp đặt sau này.

Kiểm tra và lắp đặt thiết bị điện

  • Kiểm tra tính liên thông của sợi dây và đảm bảo không có sự cố nào xảy ra trong quá trình kéo dây.
  • Tiến hành kiểm tra an toàn cho các sợi dây trước khi lắp đặt thiết bị.
  • Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, thực hiện kiểm tra và vận hành chạy thử để đảm bảo mọi thứ hoạt động đúng như mong đợi.

Kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ hệ thống:

  • Tiến hành kiểm tra lại hoạt động của tất cả các thiết bị để phát hiện các lỗi kỹ thuật có thể xảy ra.
  • Thực hiện quá trình nghiệm thu và bàn giao toàn bộ hệ thống cho đối tác hoặc khách hàng.

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến

Văn phòng giao dịch: Số 08,09 – NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội

Nhà máy sản xuất

Cơ sở 1: Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội

Cơ sở 2: CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Email: sxtmtt@gmail.com

Cho mình 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích!