Tìm hiểu về rơ le là gì: cấu tạo, chức năng, ứng dụng

Rơ le là một trong những thiết bị rất quan trọng trong hệ thống điện lớn và phức tạp. Nó giúp cho chúng ta có thể can thiệp đóng, mở, chuyển dòng cho những hệ thống điện lớn, phức tạp mà vẫn đảm bảo an toàn. Vậy rơ le là gì? cấu tạo của nó ra sao? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.

Khái niệm rơ le

rơ le - ảnh 2

Rơ le trong sơ đồ điện

Rơ le là một thành phần trong hệ thống điện. Nó được sinh ra với chức năng đóng chuyển mạch một cách linh hoạt bằng điện mà không cần tác động cơ học gần như công tắc hay cầu dao. Rơ le thường được dùng trong các bảng mạch hệ thống điện tự động và các dòng điện lớn không thể trực tiếp thao tác gần.

Cấu tạo chung của rơ le điện cơ

rơ le - ảnh 3

Cấu tạo cơ bản của một rơ le

Một rơ le điện sẽ luôn có cấu tạo với 1 nam châm điện, các ngõ chân điện vào ra và một cần gạt. Ngoài ra, chúng sẽ có cả những phần vỏ bằng nhựa để bảo vệ và cách điện tối ưu nhất. Những rơ le hiện đại có thể sẽ có tích hợp các thành phần khác nhưng vẫn luôn đảm bảo cấu tạo 3 phần như trên.

Rơ le có nguyên lý hoạt động như thế nào?

rơ le - ảnh 4

Rơ le khi đóng – mở

Nguyên lý hoạt động của rơ le khá đơn giản, người ta sẽ cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống với điều kiện dòng điện phải đi qua các chân nguồn của rơ le. Khi có nhu cầu bật hoặc tắt điện tùy theo nhu cầu, một nguồn điện nhỏ sẽ chạy vào trong nam châm điện, tạo ra từ tính. Lúc này, nam châm sẽ hút cần gạt và đẩy cho các ngõ chân điện đóng hoặc mở tùy theo thiết kế hệ thống điện ban đầu.

Các chức năng của rơ le

Như bạn có thể thấy ngay từ cách mà rơ le hoạt động, các chức năng chính của nó sẽ là:

  • Chuyển mạch khi có tín hiệu điều khiển
  • GIúp cách ly mạch điện khỏi mạch tải
  • Giúp giám sát và ngắt mạch điện công nghiệp một cách an toàn
  • Có thể sử dụng cho các chức năng logic đơn giản thường dùng trong robot

Phân loại rơ le

rơ le - ảnh 5

Rơ le trong hệ thống điện công nghiệp

Dựa vào một số đặc điểm chuyên biệt, người ta có thể chia rơ le ra thành các loại khác nhau như:

Phân loại theo nguyên lý tác động của cơ cấu chấp hành

Dựa theo nguyên lý chấp hành của rơ le mà người ta chia nó thành 2 nhóm:

  • Rơ le có tiếp điểm: đây là loại cơ bản, hoạt động với nguyên lý đóng mở bằng tiếp điểm
  • Rơ le không tiếp điểm (rơle tĩnh): Rơ le tĩnh hoạt động bằng cách thay đổi các tham số nhằm điều khiển mạch điện, do đó nó không có tiếp điểm.

Phân loại theo đặc tính của tham số vào

Có rất nhiều tham số có thể được điều khiển bằng rơ le. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn được các rơ le phù hợp. Tiêu biểu có thể kể đến một số loại như rơ le điện trở, điện áp, dòng điện… 

Phân loại theo cách mắc cơ cấu

Dựa theo cơ cấu mắc, chúng ta có 2 loại rơ le là: 

  • Rơ le sơ cấp: được mắc trực tiếp vào mạch điện
  • Rơ le sơ cấp: Chúng được mắc trong các mạch bảo vệ dòng điện, đi cùng với biến áp đo lường.

Hình ảnh rơ le thực tế

rơ le - ảnh 6

Những kiểu rơ le thông dụng và phổ biến

Ứng dụng của rơ-le trong cuộc sống

Rơ le được sử dụng phổ biến trong các mạch điện phức tạp, có cường độ lớn như mạch điện công nghiệp… Ngoài ra, rơ le còn có thể được sử dụng để chia các tín hiệu chấp hành đến nhiều bộ phận khác nhau thông qua mạch điều khiển.

Trên đây là những kiến thức về rơ le và ứng dụng của nó trong đời sống. Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm thang máy cũng như muốn đặt hàng lắp đặt thang máy cho công trình, hãy liên hệ ngay với Thành Tiến thông qua thông tin sau:

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến

Văn phòng giao dịch: Số 08,09 – NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội

Nhà máy sản xuất

Cơ sở 1: Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội

Cơ sở 2: CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Hotline: 0392.799.888

Điện thoại: 024 85 882 996

Email: sxtmtt@gmail.com

>>Có thể bạn quan tâm: Inox 304 là gì? Cách Kiểm Tra Inox 304 Nhanh Nhất

Cho mình 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích!