Phân biệt Thang máy không phòng máy và Thang máy có phòng máy

Hiện nay, có rất nhiều khách hàng có nhu cầu lắp đặt thang máy không phòng máy hay đang có ý định tìm hiểu về thang máy. Đa số đều nhầm lẫn giữa hai khái niệm là thang máy phòng máy, thang máy không phòng máy. Vậy thang máy không phòng máy và có phòng máy khác nhau như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc chi tiết nhất.

Thang máy - Hình 1
Phân biệt Thang máy không phòng máy và Thang máy có phòng máy

Thang máy không phòng máy là gì?

Thang máy - Hình 2
Thang máy không phòng máy là gì?

Thang máy không phòng máy còn được biết đến với tên gọi là thang máy không buồng máy được thiết kế với máy kéo thường được đặt trong giếng thang, tủ điện. Bên cạnh đó, được bố trí cửa tầng trên cùng hay cửa bên ngoài thang tùy vào từng trường hợp khác nhau. Do đó, không cần phải xây thêm phòng máy.

Ngoải ra, thang máy không phòng máy còn được thiết kế tích hợp trong thang vừa giúp tiết kiệm không gian diện tích, vừa giúp tiết kiệm điện năng lượng tiêu thụ. Điều đó, nhằm gia tăng tính thẩm mỹ, sang trọng cho ngôi nhà của bạn.

Thang máy có phòng máy là gì?

Thang máy - Hình 3
Thang máy có phòng máy là gì?

Thang máy có phòng máy là loại có hộp giảm tốc độ trục vít hay không có hộp giảm tốc độ trục vít. Loại thang máy này thường đặt trong giếng thang hay được gọi là hố pít và tủ điện được thiết kế bố trí trước cửa tầng ở trên cùng.

Ngoài ra, thang có phòng máy được sử dụng động hoặc không hộp số với kích thước nhỏ gọn, nhằm tiết kiệm diện tích trong xây dựng.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của thang không phòng máy 

Thang máy - Hình 4

Thang máy không phòng máy hoạt động theo dòng dọc với một đầu cáp được liên kết với cabin. Một đầu còn lại được nối với đối trọng cabin và đối trọng chuyển động có động cơ thang máy cùng với puly dẫn hướng.

Khi thang máy nhận lệnh từ bảng điều khiển của tủ điều khiển cấp điện cho motor. Từ đó, sẽ kéo làm puly ma sát khi quay. Ngay lúc đó, cáp nâng giúp tác động lên hệ thống treo làm cho cabin chuyển động lên xuống. Nó sẽ theo dây dẫn hướng tới các tầng yêu cầu. Cho tới khi nào cabin dừng ở tầng yêu cầu thì cửa cabin, cửa tầng sẽ mở ra cùng lúc thông qua hệ thống khóa liên động.

Trong trường hợp không may cabin bị vượt quá tốc độ cho phép. Ngay lập tức bộ hạn chế tốc độ sẽ làm việc và bộ thắng cơ sẽ kẹp cabin thang máy để hãm tốc độ trên ray dẫn hướng. Từ đó, nhằm hạn chế phản lực tác động lên cabin làm cho cabin không chạy vượt quá tốc độ.

Nguyên lý hoạt động của thang có phòng máy

Thang máy - Hình 5

Khoang máy khi được nâng lên hoặc hạ xuống bằng hệ thống Pa lăng, ròng rọc, đổi trọng chuyển động. Mỗi khi động cơ được kích hoạt thì ròng rọc sẽ quay và đòng bộ với dây cáp treo cabin thang máy đúng với hướng dẫn dã cài đặt sẵn.

Bên cạnh đó, phía trên cùng của thang máy có cơ cấu vô cùng đơn giản được tạo thành từ các cánh tay cùng với trục chịu lực bằng lò xo. Thế nhưng, nếu cáp chính bị đứt thì các lò xo sẽ đẩy hai thanh chốt để có thể khóa giá đỡ thẳng đứng và có răng hướng lên phía hai bên.

Đa số các thang máy đều có hệ thống điều chỉnh tốc độ riêng biệt là bộ điều tốc. Đây chính là một bánh đà nặng với các cánh tay cơ khí khổng lồ. Các cánh tay đó thường ẩn bên trong kết cấu lò xo vô cùng chắc chắn và phụ thuộc vào bộ chuyển động lực nâng.

Ưu nhược điểm của thang máy không phòng máy

Ưu điểm

  • Thang máy không phòng máy có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với những ngôi nhà cải tạo, không cần xây dựng phòng máy.
  • Thang máy nay có công suất nhỏ giúp tiết kiệm điện năng lên tới 40%.
  • Sử dụng nam châm vĩnh cửa nên ít cần bảo trì và bảo dưỡng.

Nhược điểm

  • Thang máy không phòng máy có cấu tạo thang máy của gia đình không phòng máy. Chính vì thế, gây khó khăn cho việc bảo trì. Bởi không có phòng máy cho thợ đứng thao tác.
  • Giá thành cao

Ưu và nhược điểm của thang máy có phòng máy

Thang máy có phòng máy là dạng thang máy truyền thống và được sử dụng ngay khi ngành thang máy ra đời. Đồng thời, nó còn mang tới những ưu nhược điểm cho người sử dụng như sau.

Ưu điểm

Loại thang máy này thường sử dụng trong không gian cách biệt với khu vực đặt động cơ thang máy hoặc những khu vực hoạt động của cabin,… Từ đó, giúp đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

  • Dễ lắp đặt thang máy
  • Dễ bảo trì, bảo dưỡng
  • Dễ dàng thay thiết bị
  • Dễ cứu hộ khi có sự cố không mong muốn xảy ra

Nhược điểm

  • Tốn chiều cao xây dựng, đặc biệt tại các khu đô thị hạn chế chiều cao.
  • Vận hành không êm.
  • gây ô nhiễm môi trường bởi dầu hộp số thay thế theo định kỳ
  • Tốn thêm chi phí cho phần xây dựng phòng máy

Chú ý quan trọng khi thi công phòng máy thang máy 

 

  • Quá trình thi công phòng máy thang máy cần đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như kết cấu, kích thước. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số chú ý quan trọng khi thi công thang máy như sau:
  • Đối với mỗi loại thang máy đều cần thiết kế đúng, đủ kích thước trong phòng máy để có thể phù hợp với kích thước của động cơ, thiết bị trong thang máy.
  • Những thang máy có tải trọng <350kg, thường xây hố thang máy có kích thước chiều cao >1300mm trở lên.
  • Những thang máy có tải trọng khoảng 450kg thì chiều cao >1500mm trở lên
  • Kích thước chiều cao của phòng máy đó phải cao hơn, bởi động cơ lớn hơn và chiều cao động cơ cũng lớn hơn.
  • Mỗi loại thang máy có đặc tính kỹ thuật khác nhau, nên khi lắp đặt cần được tư vấn chi tiết, cụ thể nhất.

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến

Địa chỉ:

VPGD: Số 08,09 – NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội

Nhà máy sản xuất :

Cơ sở 1 : Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.

Cơ sở 2 : CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường , Vĩnh Phúc. 

Tư vấn & Báo giá dịch vụ thang máy chung cư mới nhất 2023. Xin liên hệ: 0392.799.888 (Mr. Nhân)

Email: sxtmtt@gmail.com

Cho mình 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích!