Tìm hiểu về công nghệ CNC: Khái niệm, cách hoạt động của máy CNC

Trong lĩnh vực cơ khí, máy công nghệ CNC được nhắc tới khá nhiều và được sử dụng phổ biến ngày nay. Vậy máy CNC là gì và cách hoạt động của máy ra sao? Hãy cùng Thành Tiến tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Công nghệ CNC là như thế nào? Công nghệ cắt CNC là gì?

Công nghệ CNC - Hình 1

Công nghệ CNC có nghĩa là điều khiển số bằng máy tính và còn là việc ứng dụng máy tính cùng các phần mềm máy tính vào việc điều khiển máy móc cơ khí. Điều đó, giúp gia tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian hoàn thành công việc. Công nghệ này thường được ứng dụng vào các loại máy tạo thành hình sản phẩm như máy phay, máy in, máy mài, máy tiện,…

Công nghệ cắt CNC là việc sử dụng phần mềm máy tính để có thể điều khiển hoạt động của máy cơ khí trong việc gia công cũng như tạo hình các chi tiết và bộ phận máy móc thiết bị. Trước đây, các loại máy móc cũ thường hoạt động nhờ vào bánh xe và đòn bẩy nhưng nó lại giúp con người hoàn thành các công việc vô cùng đơn giản với độ chuẩn xác không hề cao.

Tuy nhiên, máy CNC hoạt động dựa vào sự điều khiển của các chương trình máy tính để có thể thực hiện các công việc phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao.

Các loại máy cắt công nghệ CNC phổ biến

Công nghệ CNC - Hình 2

Đối với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay xuất hiện nhiều các loại máy móc ứng dụng công nghệ CNC. Từ đó, giúp việc chế tạo cơ khí đơn giản hơn và an toàn hơn. Các loại máy tham gia vào các công đoạn chế tạo cơ khí cùng một số loại máy CNC phổ biến như:

  • Máy tiện CNC: Bao gồm hai bộ phận chính là một bộ phận cố định phôi và một bộ phận lắp dụng cụ cắt di chuyển giúp tạo thành các đường cát tại các vị trí khác nhau.
  • Máy phay CNC: Đây là loại máy sử dụng dao cắt quay tròn để có thể loại bỏ vật liệu khỏi phôi bao gồm hai loại nằm ngang và nằm dọc. Tuy nhiên, dao cắt được điều khiển bằng phần mềm máy tính và di chuyển theo các hướng khác nhau để cắt gọt đồ vật.
  • Máy mài CNC: Sử dụng để mài dao cùng với các bộ phận dao cắt của máy công nghiệp. Loại máy này sử dụng với các loại vật liệu có độ cứng cao cùng các vật liệu dễ vỡ với khả năng xử lý chính xác cao.
  • Máy khoan CNC: Được chế tạo bởi nhiều kích thước khác nhau thích hợp với kích thước vật cần khoan. Ngoài ra, nó còn có thể khoan nhiều loại vật liệu khác nhau và khoan ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Máy cắt CNC: Loại máy này nhờ điều khiển bằng chương trình máy tính và máy cắt CNC có độ chính xác khá cao. Từ đó, tạo ra những nát cắt vô cùng gọn gàng và đúng vị trí cũng như tốc độ cắt nhanh chóng.

Máy cắt CNC có nguyên lý hoạt động như thế nào?

Công nghệ CNC - Hình 3
Nguyên lý hoạt động của máy cắt CNC

Máy cắt công nghệ CNC hoạt động nhờ vào sự điều khiển của chương trình máy tính đã được cài sẵn. Tuy nhiên, khi máy cắt hoạt động thì chương trình sẽ xử lý dữ liệu và điều khiển các bộ phận dao cắt tới các vị trí khác nhau. Thực hiện công việc cắt gọt phôi đúng theo chương trình đã được cài đặt sẵn ban đầu.

Máy cắt công nghệ CNC có nhiều loại khác nhau nhưng chúng có nguyên lý hoạt động giống nhau như:

  • Mũi cắt gắn vào trục chính của mỗi máy có thể có một hay nhiều trục chính. Thế nhưng, trục này sẽ di chuyển mang dao cắt tới những vị trí khác nhau dưới sự điều khiển của máy tính.
  • Vật cần cắt được gọi là phôi sẽ đặt, giữ cố định trên một giá đỡ. Đồng thời, giá đỡ này có thể cố định hay quay quanh trục để có thể hướng lưỡi cắt tới những vị trí khác nhau.

Vì sao nói kỹ thuật của máy CNC ngày càng phát triển?

Công nghệ CNC - Hình 4
Kỹ thuật của máy CNC ngày càng phát triển

Công nghệ CNC ngày một phát triển giúp chất lượng của sản phẩm cũng như tốc độ sản xuất nhanh hơn so với trước đây. Bởi được ứng dụng các công nghệ mới về bộ vi xử lý và cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ngày nay, hệ thống máy tính đã được cài đặt trực tiếp vào máy CNC giúp việc ứng dụng cho các doanh nghiệp nhỏ không tốn diện tích.

Màn của máy công nghệ CNC là những màn hình đen trắng. Tuy nhiên, ngày nay nó đã được tích hợp những màn có hình ảnh màu với hiệu ứng đồ họa sắc nét hơn. Từ đó. giúp tiện lợi hơn cho người điều khiển theo dõi hoạt động của máy hàng ngày.

Ưu và nhược điểm của Công nghệ CNC

Ưu điểm

Sự ra đời của công nghệ CNC cùng với các loại máy CNC đều góp phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển của ngành cơ khí, ngành công nghiệp chế tạo khác. Công nghệ CNC có một vài ưu điểm nổi bật như:

  • Độ chính xác cao: Trước đây, máy móc chỉ có thể tham gia giúp đỡ con người thực hiện những công việc đơn giản và không có yêu cầu về độ chi tiết cao. Thế nhưng, máy công nghệ CNC lại có thể thực hiện được những thao tác phức tạp như gọt, mài, cắt,… với độ chính xác gần như tuyệt đối.
  • Tốc độ cao vượt trội: Việc gia công các vật liệu dễ vỡ hoặc cứng rất khó khăn, kể cả khi thực hiện thủ công bằng tay. Đối với máy CNC thì công việc này lại trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều.
  • Tính linh hoạt cao: Bạn chỉ cần cài đặt chương trình điều khiển là máy CNC sẽ hoạt động đúng với quy trình nhưng nếu muốn thay đổi thao tác người sử dụng thì thay đổi chương trình đã cài đặt là được.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm vượt trội thì máy công nghệ CNC cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Giá máy CNC khá cao: Bởi các loại máy công nghệ CNC hiện đại có mức giá khác cao và đòi hỏi chi phí đầu tư vào lớn. Chính vì thế, sẽ khó áp dụng cho những xưởng sản xuất hoặc xưởng gia công nhỏ,…
  • Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cao: Dù ít hư hỏng nhưng khi đã xảy ra vấn đề thì chi phí bảo trì và sửa chữa các loại máy công nghệ CNC khá cao phải tổn thất một khoản không hề nhỏ đối với doanh nghiệp.

Ứng dụng của công nghệ CNC trong công nghiệp

Công nghệ CNC - Hình 5
Ứng dụng của công nghệ CNC trong công nghiệp

Hiện nay, các loại máy công nghệ CNC được ứng dụng chủ yếu trong các ngành sản xuất công nghiệp và liên quan tới các vật liệu kim loại như gia công, chế tạo và lắp đặt máy móc, trang thiết bị. Những công việc phức tạp và nguy hiểm trước đây đều được ứng dụng công nghệ nàythực hiện một cách nhanh chóng và tỉ mỉ nhằm đảm bảo tính an toàn cho con người.

Một số hình ảnh về thành phẩm của công nghệ cắt CNC

Công nghệ CNC - Hình 6
Cắt chữ công nghệ CNC sắc nét
Công nghệ CNC - Hình 7
Cắt chữ bằng công nghệ CNC
Công nghệ CNC - Hình 8
Cắt hoa văn bằng công nghệ CNC mới lạ, đẹp từng đường nét

Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thành Tiến

Địa chỉ:

VPGD: Số 08,09 – NV 27, Khu đô thị Lideco, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội

Nhà máy sản xuất :

Cơ sở 1 : Lô 3, ô 5, Cụm CN Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội.

Cơ sở 2 : CN 04 – 02, KCN Đồng Sóc, Vũ Di, Vĩnh Tường , Vĩnh Phúc.

Hotline: 0914 332 162

Tư vấn & Báo giá dịch vụ gia công. Xin liên hệ: 0358 799 888 (Ms. Hương)

Email: sxtmtt@gmail.com

Cho mình 5 sao nếu thấy bài viết hữu ích!